PR là nghề gì? Những lĩnh vực thường cần PR nhất

PR là một ngành nghề càng trở nên “HOT” tại Việt Nam. Vậy tại sao nó lại hot đến vậy? và công việc chính của PR là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cũng tìm hiểu về PR.

PR là nghề gì?

PR (Public Relations) hay còn gọi là ngành quan hệ công chúng là ngành thay đổi hành vi khách hàng có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh của công ty giúp cho khách hàng chú ý, nhận diện thương hiệu của công ty giúp tăng thị phần, doanh thu cho công ty.

Các ngành nghề cần PR

Đa số các nhân viên PR tập trung nhiều vào các lĩnh vực sau:

  • Tổ chức sự kiện
  • Quan hệ với giới truyền thông
  • Giải quyết các khủng hoảng
  • ….

Xây dựng và cải thiện các mối quan hệ là một phần thiết yếu trong công việc của nhân viên PR.

Những tố chất cho thấy bạn phù hợp với ngành PR

Kỹ năng giao tiếp tốt

Một giọng nói tốt cùng với khả giao năng tiếp tốt luôn là một “vũ khí” tuyệt vời với tất cả các ngành nghề đặc biệt là ngành PR. PR là ngành nghề yêu cầu các nhân viên phải chủ động để tìm hiểu các thông tin cho các chiến dịch trong tương lai. Đặc biệt phải luôn luôn phát triển các mối quan hệ của mình đặc biệt trong các lĩnh vực như: giới truyền thông, báo chí, hay nhà sản xuất,…..

Hoạt động, sự kiện

Nếu bạn là một người luôn yêu thích các hoạt động ngoài trời, các hoạt động của trường lớp, đội nhóm, luôn luôn học tập các điều mới, có thể lãnh đạo điều hướng các hoạt động. Xin chúc mừng bạn là một “ứng cử viên” sáng giá cho ngành quan hệ công chúng.

Sáng tạo, cẩn thận trong công việc

Bạn có khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, sinh động. Bạn luôn luôn có những ý tưởng độc đáo, khác biệt để thu hút công chúng. Tuy nhiên, bạn cần phải có được tính cẩn thận vì đây là ngành truyền tải các thông điệp đến công chúng nên dù là một lỗi nhỏ cũng không thể chấp nhận. Do đó, bạn cần phải lập kế hoạch, bàn bạc để đưa ra được một kết quả tuyệt vời nhất.

Các công việc của nhân viên PR

  • Những công việc liên quan tới viết lách, biên tập văn bản tài liệu, những thông cáo báo chí, bản tin nội bộ, diễn văn, brochue…
  • Lên kế hoạch và đứng ra tổ chức sự kiện cho công ty
  • Phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng và phát triển các mối quan hệ theo từng nhóm đối tượng như: nhân viên công ty, khách hàng, đối tác truyền thông, các cấp chính quyền…
  • Thu thập thông tin, phân tích, nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn cho các cấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan tới hình ảnh thương hiệu công ty.
  •   Dự báo, ngăn ngừa và giải quyết khủng hoảng cho công ty

Kết luận

Thông qua bài việc này, mình rất mong các bạn có thể định hướng được sở thích của mình để tìm kiếm được công việc phù hợp nhất cho bạn trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top