Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì ? Cơ hội và thách thức khi cuộc cmcn lần 4 ra đời

Có thể đi đâu đó, gặp một ai đó hằng ngày, bạn sẽ gặp cụm từ “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Và tại sao nó lại gọi là công nghiệp 4.0? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp 4.0 được sinh ra bởi vì trước đây đã có 3 cuộc cách mạng tương tự đã từng xảy ra.

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784): phát minh động cơ hơi nước.
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870): phát minh động cơ điện.
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969): phát minh bóng bán dẫn, điện tử, vệ tinh, máy bay, điện thoại, internet,…..

Sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0 bởi vì thế giới không ngừng phát triển, không ngừng chuyển động. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một sự bùng nổ to lớn về công nghệ số, Internet.

Bằng chứng là các quốc gia phát triển trong vài năm qua đều dã có các chương trình cho riêng mình về sản xuất dựa trên những tiến bộ của khoa học và công nghệ. Nước Mỹ có “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến”, Nước Pháp có “Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp”, Hàn Quốc có “Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai”, Trung Quốc có “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”. Nhật Bản có “Xã hội thông minh 5.0″…

Các lĩnh vực mà cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến bao gồm:

  • Lĩnh vực kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn.
  • Lĩnh vực vật lý: In 3D, Vật liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái.
  • Lĩnh vực công nghệ sinh học.
  • Lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Cơ hội và thách thức khi cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 ra đời

Cơ hội

Con người có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất có thể với công nghệ 4.0. Với sự xuất hiện của robot trí tuệ nhân tạo, người máy, chúng có thể giúp con người để ghi nhớ, tiếp tục học hỏi những điều mới mẻ, thu nạp nhiều luồng kiến thức mà không bỏ sót để thay thế “bộ não” của con người.

Thách thức

Trong cách mạng 4.0, các yếu tố về nguồn lực của Việt Nam sẽ không còn là thế mạnh nữa. Vì sự ra đời, tác động của máy móc, robot mà con người ngày nay dần bị thay thế. Do đó, ngày nay đòi hỏi con người phải có thật nhiều kiến thức để có thể tự điều khiển máy móc, tránh việc bị đào thải bởi các máy móc công nghệ ngày nay.

Kết luận

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế có tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng là Dữ liệu lớn (Big Data). Đây được xem là là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu nhanh tay nắm bắt được các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại, quốc gia có thể tạo được tiếng vang và tiến gần hơn với danh vị “cường quốc”, ngược lại, có thể sẽ bi tụt hậu thua thiệt nhiều hơn so với sự cách tân hiện đại từ các yếu tố của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 .

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top