Mô hình B2B là một thuật ngữ phổ biến trong chuyên ngành về kinh doanh đặc biệt là thương mại điện tử. Vậy B2B là gì? Kênh bán hàng B2B là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong các doanh nghiệp? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn
Mô hình kinh doanh B2B là gì?
Danh mục bài viết
Mô hình B2B (viết tắt của Business to Business) là hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thông thường là thương mại điện tử hay các giao dịch diễn ra trên các kênh thương mại điện tử hay sàn giao dịch, hay một số giao dịch phức tạp hơn diễn ra trên thực tế như lập hợp đồng đến báo giá các sản phẩm.
Hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thường mang đến những lợi ích cũng như hiệu quả bất ngờ, các doanh nghiệp cũng đẩy nhanh chỗ đứng trên thị trường thông qua hình thức hợp tác cùng nhau.
Những loại mô hình B2B
Các doanh nghiệp B2B có thể chia thành 4 mô hình chính thường gặp
Chủ yếu thiên về bên mua
Trong loại hình kinh doanh này, đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc nhập hàng và sản phẩm từ bên thứ ba, hay một số đơn vị còn có trang web về các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác sẽ truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm. Hình thức này hoạt động chính tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức này vẫn còn hạn chế vì chủ yếu hiện tại chủ yếu nhu cầu của doanh nghiệp đều muốn bán được sản phẩm của mình.
Chủ yếu thiên về bên bán
Trong loại hình này, một doanh nghiệp sở hữu một trang mạng điện tử chính và cung cấp sản phẩm, hàng hóa,… với số lượng lớn cho bên thứ ba như doanh nghiệp buôn bán, bán lẻ hay sản xuất, hoặc người tiêu dùng. Loại hình này thường gặp và phổ biến hơn tại Việt Nam.
Dạng trung gian
Một sàn giao dịch thương mại điện tử như Lazada, Zalora, Shopee,… đóng vai trò là trung gian cho hai doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và dịch vụ mua bán với nhau. Thông qua các sàn giao dịch thương điện tử, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ đăng sản phẩm của họ lên quảng cáo, và các bên cần mua sẽ đặt hàng trực tiếp.
Thương mại hợp tác
Mô hình kinh doanh B2B này chủ yếu tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị. Những dạng mô hình này thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:
Mô hình kinh doanh B2B dần trở thành xu hướng và mang lại hiệu quả
- Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges)
- Chợ trên mạng (net marketplaces)
- Chợ điện tử (e-marketplaces)
- Thị trường điện tử (e-markets)
- Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
- Cộng đồng thương mại (trading communities)
- Trung tâm trao đổi (exchange hubs)
Kết luận
Có thể nói B2B là hình thức kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam đang từng bước khẳng định thị trường của mình. Các doanh nghiệp đã và đang có mong muốn phát triển theo xu hướng này cần phải có những chiến lược, hướng đi đột phá hơn các chiến lược kinh doanh truyền thống cũng như cải thiện lại phương án bán hàng, tiếp thị hợp tác, đầu tư vào việc thiết kế website (đặc biệt là tối ưu hóa chất lượng website thương mại điện tử) để có thể hội nhập và tiến hành các giao dịch B2B một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.