Hệ thống ERP là gì?
Danh mục bài viết
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) giúp quản lý, vận hành các dự án, nhân sự và nhiều thứ khác.Thay vì làm các công việc thủ công, ERP được tự động hóa để có thể thực hiện một cách thật chính xác và tránh những sai sót không mong muốn.
Các công việc trong một doanh nghiệp có thể được tự động hóa bởi ERP bao gồm: Hỗ trợ mua bán hàng, kiểm tra tình trạng hàng tồn kho, các dự án đang khởi tạo và theo dõi. các quy trình giải quyết công việc giữa các phòng ban trong công ty…
Chức năng của hệ thống ERP
Trước đây, việc khó khăn nhất là sự thống nhất của các bộ phận trong cùng một công ty, doanh nghiệp. Ví dụ như cách tổ chức và làm việc khác nhau hay các dữ liệu khác nhau hay đặc biệt là khối lượng dữ liệu lớn hay phần mềm không tương thích. Từ đó, việc điều phối giữa các bộ phận càng trở nên khó khăn, khó có thể kết nối liền mạch với nhau. Do đó, các công ty thường mất rất nhiều thời gian cho việc đó.
Việc ra đời của phần mềm ERP là một giải pháp vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp. ERP như một bộ nhớ có thể lưu lại một khối lượng khổng lồ các dữ liệu từ đầu tháng đến cuối tháng hay từ năm này qua năm kia. Qua đó, mọi người có thể truy cập và chia sẻ dữ liệu cực kì dễ dàng thông qua phần mềm ERP. Theo đó từng bộ phận có thể theo dõi tiến độ công việc cũng như kiểm tra thông tin lẫn nhau sau đó đồng bộ hóa các dữ liệu để có thể làm việc thật hiệu quả.
ERP là một phạm trù rất rộng, trong ERP còn có thể bao gồm nhiều phần mềm nhỏ phục vụ cho từng chức năng khác nhau. Một số chức năng chính của ERP bạn có thể tham khảo là:
- Quản lí quan hệ khách hàng
- Quản lí mua hàng
- Quản lí bán hàng
- Quản lí kho
- Quản lí sản xuất,vận chuyển
- Tài chính kế toán, quản lí chi phí
- Quản trị nhân sự
- …..
Kết luận
Như vậy trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu được như thế nào là hệ thống ERP và nó hoạt động hiệu quả như thế nào? Nếu các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về ERP, mời các bạn tham khảo tại bài viết sau.